Nhiều người thường xuyên gặp phải vấn đề da khô và nứt nẻ ở vùng da xung quanh móng tay do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt cùng thói quen cắn móng. Việc này không chỉ gây ra những vết nứt, rạn da đau rát mà còn có nguy cơ bị nhiễm trùng.
May mắn là chúng ta có thể khôi phục vùng da này thông qua một số bước đơn giản, giúp bảo vệ và dưỡng ẩm cho da hiệu quả.
Lớp biểu bì trên móng là gì?
Lớp biểu bì là một lớp da trong suốt nằm dọc theo mép dưới của ngón tay hoặc ngón chân. Khu vực này được gọi là giường móng tay. Chức năng của lớp biểu bì là bảo vệ móng mới khỏi vi khuẩn khi chúng mọc ra từ gốc móng. Khu vực xung quanh lớp biểu bì khá mỏng manh. Nó có thể bị khô, hư hỏng và nhiễm trùng. Điều quan trọng là phải chăm sóc toàn bộ vùng móng tay và giữ sạch sẽ để móng tay của bạn luôn khỏe mạnh.
Vậy để giúp vùng da quanh móng được khỏe mạnh và mềm mượt, chúng ta nên làm như thế nào? Cùng Anna theo dõi thông qua bài viết dưới đây nhé.
Uống đủ nước
Mỗi người nên uống đủ nước mỗi ngày tối thiểu 1.5L để duy trì làn da khỏe đẹp từ bên trong. Bạn có thể uống thêm những loại nước ép như cam, ổi, táo ,… để bổ sung lượng vitamin E và vitamin C giúp vùng da đang bị bong tróc nhanh phục hồi.
Xem thêm: Chăm sóc móng sau khi tháo sơn Gel hay tháo móng giả
Sử dụng kem dưỡng
Kem dưỡng là một trong những vị “cứu tinh” giúp duy trì độ ẩm cho vùng da quanh móng. Để phát huy tốt hiệu quả dưỡng ẩm, bạn nên sử dụng kem dưỡng mỏng nhẹ dành cho vùng da xung quanh móng thay vì dùng sữa dưỡng thể.
Đầu tiên, bạn ngâm các ngón tay vào nước ấm khoảng 5 phút. Sau đó, dùng khăn lau khô nhẹ nhàng vùng da quanh móng. Khi lớp biểu bì trên da mềm, bạn dùng kềm cắt da để loại bỏ lớp da mọc đâm xung quanh. Lưu ý chỉ cắt đi phần da thừa và không cắt quá sát vào vùng da gần mép của đầu móng. Lấy một lượng kem dưỡng vừa đủ thoa đều lên các ngón tay. Bạn có thể đeo găng tay để hỗ trợ làm lành nhanh vùng da xung quanh móng.
Kem dưỡng da tay nên là loại không cồn , không hương liệu để tránh gây kích ứng với da nhạy cảm
Chăm sóc móng.
Giữ móng ở độ dài phù hợp để tránh gây tổn thương cho vùng da xung quanh. Đặc biệt chú ý đến các góc móng để tránh làm tổn thương da quanh móng. Khi chăm sóc móng, hãy làm đều và theo một hướng nhằm ngăn ngừa tình trạng nứt và rách móng.
Xem thêm: Chăm sóc móng sau khi tháo sơn Gel hay tháo móng giả
Thoa dầu dưỡng dạng tinh chất tự nhiên
Bạn có thể thay thế kem dưỡng bằng dầu dưỡng như dầu jojoba, dầu argan, dầu olive, dầu dừa… Đây là các dạng tinh chất tự nhiên giúp phục hồi nhanh lớp biểu bì da khô ráp. Trộn đều 2 muỗng dầu với 1 muỗng cà phê cốt chanh và thoa đều lên các đầu móng. Sử dụng hỗn hợp đều đặn 2 lần mỗi ngày sẽ giúp vùng da quanh móng đạt được hiệu quả tốt hơn.
Cắt da và tẩy tế bào chết đúng cách
Trường hợp lớp da thừa xung quanh các ngón tay bị bong tróc, bạn không nên kéo da. Đây là thói quen dễ làm da tổn thương và nhiễm trùng. Nếu lớp da quanh móng sần sùi, bạn hãy ngâm nước ấm khoảng 5 phút. Sau đó dùng kềm cắt da tỉa gọn phần da thừa. Thường xuyên tẩy tế bào chết cho các ngón tay 2 lần/ tuần để đôi bàn tay luôn sạch và mềm mại hơn.
Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa
Vùng da quanh móng là vùng da khá nhạy cảm, nhất là vùng da tay. Vì thế, bạn cần bảo vệ bàn tay trước các hoạt động thường ngày như rửa chén, giặt đồ, lau dọn nhà cửa,… Luôn đeo gang tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh. Ngoài ra, hãy hạn chế sử dụng nước tẩy sơn móng chứa acetone, bởi chúng sẽ lấy đi lớp dầu ẩm tự nhiên trên cả da tay và móng.
Tránh cắn móng
Tránh đưa tay vào miệng. Hạn chế việc cắn móng hoặc gặm da quanh móng. Vi khuẩn từ miệng có thể gây nhiễm trùng nếu da quanh móng bị tổn thương.
Hy vọng với những cách dưỡng da xung quanh móng mà Anna đã chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc vùng da xung quanh móng thật chắc khỏe.
Xem thêm: Chăm sóc móng sau khi tháo sơn Gel hay tháo móng giả