Nấm móng là gì và cách điều trị nấm móng như thể nào. Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng (tay, chân) do nấm, bệnh thường thấy ở những người có bàn tay, bàn chân thường xuyên ẩm ướt: Người làm nghề bán trái cây, bán nước giải khát, đầu bếp, làm ruộng, giặt quần áo, rửa xe, chăn nuôi, thợ uốn tóc gội đầu,… Nấm móng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng tránh bệnh, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức liên quan về Nấm móng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Nấm móng là bệnh gì và cách điều trị nấm móng
Nấm móng hay theo thuật ngữ tiếng Anh là Nail fungus, là tình trạng bệnh khá phổ biến bắt đầu từ việc xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng, bao gồm cả móng tay hoặc móng chân. Khi tình trạng nặng hơn, móng có thể xuất hiện hiện tượng đổi màu, dày cộm lên, gãy vỡ vụn ở mép móng.
Nấm móng xuất hiện ở một số ngón tay hoặc cả bàn tay, bàn chân. Nếu tình trạng nhẹ chưa gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống thì bệnh nhân không cần điều trị. Nếu nấm móng đã gây ra các đơn đau, móng bắt đầu có biểu hiện dày lên, dễ gãy, đau thì cần áp dụng một số bước chăm sóc đặc trị và thuốc bôi, thuốc uống.
Lưu ý là khi điều trị thành công, nấm móng vẫn có thể tái trở lại.
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị nấm móng
Để phát hiện nấm móng và cách điều trị nấm móng kịp thời, cần nắm được một vài dấu hiệu thường gặp của bệnh. Bệnh nấm móng thường xuất hiện ở xung quanh đầu móng chân hoặc móng tay với các triệu chứng bệnh có thể khác nhau tùy bệnh nhân:
- Móng dày sừng
- Hiện tượng móng bị bong tróc
- Móng teo và mòn dần dần;
- Móng có thể bị biến dạng
- Bề mặt của móng trở nên sần sùi, thô ráp hơn so với bình thường, bao phủ lớp vảy frên bề mặt;
- Móng có mùi hôi hoặc mùi khó chịu
- Móng chân, móng tay bắt đầu trở nên giòn và nhạy cảm hơn, có thể chuyển sang màu vàng hoặc đen
- Móng tay, móng chân ở một ngón hay nhiều ngon có dấu hiệu dày lên bất thường
- Xuất hiện mảng tối màu dưới móng dự đoán là do một số mảnh móng bị vỡ vụn và tích tụ dưới móng tay
- Móng dễ bị gãy, giòn, vỡ vụn hoặc rách xước
- Một số người bị nhiễm trùng thì móng tay chân còn trở nên sưng đỏ, đau, tấy ngứa, thậm chí mưng mủ
Những đối tượng có nguy cơ bị nấm móng và cách điều trị
Những người có các đặc điểm sau có thể làm tăng nguy cơ phát sinh nấm móng:
- Người lớn tuổi có móng yếu, mọc chậm, có tiếp xúc với nấm móng
- Người có tiền sử gia đình mắc nấm móng
- Người đổ mồ hôi tay chân nhiều
- Người đang có những vết thương nhỏ móng tay, móng chân hoặc các bệnh về da như vẩy nến, á sừng…
- Tay chân hoạt động khu vực chung ẩm ướt, nơi có sẵn nguồn lây nấm, tăng nguy cơ nhiễm nấm như hồ bơi, phòng tắm…
- Người mắc các bệnh dẫn tới biến chứng liên quan tới chân ta, móng như bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, các bệnh về tuần hoàn hay bệnh khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
Biến chứng có thể gặp khi bị nấm móng
Nếu bị nấm móng và cách điều trị không đúng sẽ tiến triển phức tạp hơn, tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng. Một số biến chứng có thể xảy ra khi bị nấm móng:
- Khi hệ thống miễn dịch người bệnh bị ức chế do thuốc, nấm móng có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác lan ra ngoài bàn tay, bàn chân;
- Gây đau đớn và tổn thương vĩnh viễn cho móng của người bệnh;
- Nếu bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, người bệnh có thể bị giảm lưu thông máu và cung cấp cho dây thần kinh ở bàn chân. Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm mô tế bào). Do đó, bất kỳ tổn thương nào cho bàn chân như nhiễm nấm móng, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Nấm móng thường lây nhiễm qua con đường nào?
- Lây nhiễm nấm do dùng chung đồ dùng với người bệnh
- Móng tay chân hay để trong môi trường ẩm ướt, không vệ sinh, tiếp xúc với nhiều đồ vật và người nhiễm nấm
- Lây nhiễm từ tiếp xúc trực tiếp với vùng móng bị nấm của người bệnh.
- Bệnh nhân bị nhiễm nấm móng, nấm gây bệnh sẽ nhanh chóng lây lan ra các ngón khác trong bàn tay, bàn chân, thậm chí có thể lan sang một số bộ phận khác, sang người khác.
Phương pháp điều trị nấm móng
Thông thường người bệnh sẽ chọn thuốc bôi nhưng hầu hết những chế phẩm ít hiệu quả với nấm móng do hạn chế tính thấm của dược chất vào móng. Do đó, điều trị nấm móng bằng đường uống hiện được lựa chọn nhiều hơn.
Sử dụng thuốc chống nấm toàn thân dựa trên: Phổ tác dụng, dược động học của thuốc, tác dụng lâm sàng.
Trong thời gian dùng thuốc kháng nấm, cần hạn chế hay tốt nhất là tránh xa rượu, bia và những thức uống có chứa cồn khác vì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với gan.
Chú ý: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Biện pháp đề phòng bệnh nấm móng và cách điều trị
Mọi người hãy thực hiện một số thói quen sau đây để ngăn ngừa nấm móng:
- Thực hiện vệ sinh tay và chân thường xuyên đặc biệt là ngay sau khi chạm vào móng bị nhiễm nấm.
- Cắt móng tay ngắn gọn gàng, dũa mịn phẳng các góc cạn.
- Nên khử trùng các dụng cụ cắt móng tay móng chân trước và sau mỗi lần sử dụng.
- Lựa chọn giày mềm, thoáng, làm bằng chất liệu thông thoáng dễ chịu
- Đi tất thấm mồ hôi chân và thay giặt, không sử dụng lại tất cũ sau khi đã đi
- Nên vứt bỏ giày cũ khi phát hiện mình bị nấm chân, khử trùng bằng bột chống nấm.
- Nên mang giày dép trong khu vực có nhiều vũng nước, trong khu vực hồ bơi và phòng thay đồ.
- Không nên sử dụng các loại sơn móng thông thường chứa chất độc hại, không sơn chung với người khác.